Có nên xây dựng, sửa nhà trong tháng cô hồn?

Người phương Đông thường kiêng kỵ làm những việc lớn, nhất là liên quan đến nhà cửa, vào tháng 7 âm lịch bởi họ quan niệm đây là tháng không may. Nếu phải thực hiện, gia chủ cần chú ý đến những mẹo phong thuỷ này.

Xem thêm >>> bán đất huyện Nhà Bè

Quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm còn gọi là tháng cô hồn. Đây được xem là tháng mang đến nhiều xui rủi, không may mắn. Do vậy, người phương Đông thường kiêng kỵ thực hiện những việc lớn vào tháng này. 

Xuất phát từ tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nhiều người Việt thường kiêng kỵ động thổ hay sửa chữa nhà cửa vào tháng 7 âm lịch.

Ngoài yếu tố tâm linh sợ việc lớn không thành trong tháng có nhiều âm khí, không ít gia chủ tránh động thổ, sửa nhà vào tháng này vì đây là khoảng thời gian có mưa nhiều nhất trong năm. Trời mưa sẽ khiến cho việc đào móng, làm mái nhà gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiến độ xây dựng.

Có nên xây dựng, sửa nhà trong tháng cô hồn?

Tuỳ theo quan niệm của mỗi người, việc xây dựng hay sửa nhà trong tháng cô hồn

Trong tháng này có ngày rằm (15/7), là ngày “xá tội vong nhân”. Theo quan niệm, đây là ngày “âm khí xung thiên” khi Diêm Vương mở Quỷ Môn Quan để các hồn ma trở về dương gian. 

Các vong hồn được thả ra sẽ quấy phá công việc của con người và đây cũng là thời điểm giao thoa tâm linh giữa người đã khuất và người trần thế. Do đó, trong tháng này nhiều người có tâm lý kiêng mua nhà mới hoặc chuyển nhà vì lo ngại không được hanh thông, may mắn.

Mặc dù biết đây là những quan niệm mang hơi hướng mê tín dị đoan, nhưng với tâm ký muốn tránh gặp phải những chuyện xui rủi, không ít người kiêng kỵ thực hiện những việc liên quan đến nhà cửa như nói trên vào tháng 7 âm lịch. 

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu về phong thuỷ lại cho rằng không nên kiêng kỵ xây dựng nhà ở vào tháng 7 âm lịch một cách cực đoan. Bởi vì mỗi người một số phận, không nên để những quan niệm xa xưa ảnh hưởng đến cuộc sống hiện đại ngày nay. 

Nếu phải xây nhà trong tháng này, khi thiết kế cổng, cửa chính và cửa đi trong nhà, gia chủ cần lưu ý những trường hợp sau: 

Cổng và cửa chính nằm trên một đường thẳng

Về phong thuỷ, nếu cửa chính và cổng nằm trên một đường thẳng thì sẽ tạo sát khí, không có lợi cho người ở. Còn về lý, cổng và cửa chính thẳng hàng sẽ dễ bị người ngoài dò xét nội tình trong nhà. 

Để kín đáo, người xưa thường làm cổng hơi lệch sang bên trái hoặc phải so với cửa chính. Ngày nay, vì không đủ diện tích nên nhiều nhà không có cổng, chỉ có cửa chính ra vào. 

Các chuyên gia phong thuỷ đưa ra lời khuyên nên làm cánh cửa đẩy vào trong. Ngoài kín đáo và an toàn, cửa mở vào trong còn có hàm ý đón khách vào nhà, nhà nhiều khách sẽ đầy sinh khí. 

Cửa trước đối diện cửa sau 

Nếu cửa trước đối diện cửa sau thì sinh khí sau khi đi vào cửa trước sẽ thoát hết ra cửa sau. Tuy thông gió nhưng nếu bố trí cửa trước đối diện cửa sau sẽ rất nguy hiểm, gây tổn hại đến sức khoẻ người trong nhà.

Cửa nhà vệ sinh đối diện cửa lớn 

Theo phong thuỷ, cửa chính vào nhà là nơi đón sinh khí của trời đất. Sinh khí này phải được lưu động dích dắc trong nhà. Nếu cửa nhà vệ sinh đối diện cửa chính thì sinh khí, tài lộc của gia đình sẽ xộc thẳng vào nơi khí uế, sinh ra âm khí nặng nề. 

Cửa phòng ngủ đối diện cửa chính 

Phòng khách là nơi sinh hoạt chung của gia đình và là nơi tiếp đón khách. Trong khi đó, phòng ngủ là không gian riêng tư, nơi thành viên trong gia đình nghỉ ngơi, tìm cảm giác yên bình. 

Nếu để cửa phòng ngủ đối diện cửa phòng khách thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh cần thiết, ảnh hưởng đến sức khoẻ của thành viên trong gia đình.

Theo Phương Anh (tổng hợp)

Vietnamnet