Nóng trong tuần: Thị trường bất động sản trong tầm kiểm soát, không quá lo về bong bóng
Chuyên gia nói gì về bất động sản nửa cuối năm 2018?
Một tín hiệu tích cực nữa của nền kinh tế đó là, vai trò của kinh tế tư nhân cũng đang đóng góp rất lớn, vốn tư nhân “bù đắp” khi vốn nhà nước khó khăn. Cũng trong năm qua, Chính phủ đã có những nỗ lực hỗ trợ cho khu vực tư nhân, dù chưa có tác động rõ rệt, nhưng đã tạo được niềm tin, là động cơ kích thích khu vực kinh tế tư nhân.
Về môi trường đầu tư, đánh giá về hấp dẫn môi trường đầu tư Việt Nam vẫn tích cực. Việt Nam cũng thăng hạng từ thứ 14 lên thứ 4 trong APEC.
Bong bóng bất động sản có thể nổ vào năm 2019
Theo ông Hiếu, khi nói về bất động sản, tín dụng là yếu tố quan trọng nhất. Tổng dư nợ của nền kinh tế là 6,8 triệu tỉ đồng. Theo phân loại của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản là 7,5%, cho cả nền kinh tế ước tính 20% trên tổng dự nợ. Đây là con số rất lớn, bởi ở Mỹ chỉ có 8 - 10%. Trong thời gian qua, các nhân hàng cho vay bất động sản, chứng khoán rất nhiều, và đây là 2 khoản vay có rủi ro rất lớn cho nền kinh tế.
Vấn đề ở đây là phân loại về bất động sản. Chúng ta chỉ có thể phân loại tín dụng cho vay bất động sản khi ngân hàng cho vay và mục đích của người đi vay là sinh lời trên bất động sản đó. Nhưng có nhiều ngân hàng phân loại khoản vay mà người vay mua nhà và thế chấp chính căn nhà đó sang loại vay tiêu dùng.
Chủ đầu tư thế chấp dự án, người mua nhà nắm dao đằng lưỡi
Tình trạng chủ đầu tư đem dự án bất động sản thế chấp cho ngân hàng rồi lại bán cho khách hàng mà chưa được giải chấp đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua, đặc biệt là những dự án nhà ở hình thành trong tương lai.
Theo luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, việc các chủ đầu tư thế chấp dự án bất động sản tại các ngân hàng là điều bình thường, được các quy định pháp luật cho phép. Tuy nhiên, khi chủ đầu tư muốn bán lại các tài sản này cho người mua thì buộc phải giải chấp tài sản hoặc được sự đồng ý của ngân hàng
Kịch bản nào cho bất động sản Phú Quốc nếu Quốc hội không thông qua Đặc khu?
hị trường bất động sản Phú Quốc đã trầm lắng hơn trước thông tin Quốc hội chưa bấm nút thông qua Luật Khu hành chính kinh tế đặc biệt, gọi tắt là Luật đặc khu, mà dời sang kỳ họp sắp tới. Ở một số nơi, những tay đầu tư lướt sóng bắt đầu tìm đường thoát thân, còn một số khác thì nằm lại chờ thời.
Hiện nay, có thể nói đất nền tại Phú Quốc đang trong tình trạng bị "bội thực" vì nguồn cung quá nhiều mà nhu cầu thực lại quá ít, có chăng đây chỉ là một kênh đầu tư dành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, sự phân lô tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ đã đặt ra một vấn đề lớn, một thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về sau…
Đất có hạn, người thì tăng lên: Cần phải “vun lại" bằng nhà cao tầng?
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch chỉ ra rằng, nhà cao tầng là một giải pháp tất yếu giúp giải quyết chỗ ở cho hàng triệu người dân và giải quyết vấn đề hạ tầng của các đô thị lớn.
Ông Chung dẫn ví dụ ở Singapore diện tích chỉ có 650 km2 và 4,5 triệu dân nhưng hiện có 6.428 toà nhà 20 tầng trở lên, chưa tính các toà nhà thấp dưới 20 tầng. Ngoài ra, Chính phủ Singapore cũng có chính sách hỗ trợ cho tất cả các doanh nghiệp tư nhân về mặt kỹ thuật, vốn và ưu tiên xây nhà cao tầng.
Chỉ nên đánh thuế tài sản có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên
Tại Hội thảo “Thuế tài sản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội chiều 26/6, luật sư Trương Thanh Đức đề xuất nên miễn thuế cho người nghèo và chỉ đánh vào tài sản có giá trị lớn.
Ông Đức cho rằng, nếu đánh thuế tài sản thì phải tiếp cận từ góc độ toàn bộ tài sản, sau đó mới loại trừ tài sản nào đánh thuế, tài sản nào không. “Nếu chỉ đánh thuế nhà đất thì phải gọi đúng là “thuế bất động sản và quyền sử dụng đất” vì không đánh vào đất và không chỉ đánh vào nhà”, ông Đức lý giải. Theo ông, hiện dự thảo đang tách rời nhà và đất nhưng nếu đánh thuế cần cộng dồn cả nhà và đất.