Giá nhà đất tăng xuyên mùa dịch, có xảy ra khủng hoảng hay bong bóng?

Các chuyên gia nhận định, năm 2021 là năm đầu tiên các cấp chính quyền địa phương mới nhận nhiệm vụ, chắc chắn sẽ có những động thái thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển các dự án bất động sản để tạo nguồn thu cho địa phương nên khó có nguy cơ xảy ra khủng hoảng, ảo hay 'bong bóng'.

Xem thêm >>> dự án 28ha Nhà Bè

Giá nhà đất tăng xuyên mùa dịch COVID-19

Tại toạ đàm "Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới" các chuyên gia bất động sản nhận định, năm 2021 là năm đầu tiên các cấp chính quyền địa phương mới nhận nhiệm vụ, chắc chắn sẽ có những động thái thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển các dự án bất động sản để tạo nguồn thu cho địa phương. Do đó, nguồn cung sẽ được bơm vào thị trường bất động sản nhiều hơn, phong phú hơn.

Giá nhà đất tăng xuyên mùa dịch, có xảy ra khủng hoảng hay bong bóng? - Ảnh 1.

Năm 2020, nhiều nơi bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá nhà đất vẫn tăng giá. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định cần thận trọng ở nhiều khu vực đang bị thổi giá quá đà. 

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, năm 2020 được đánh giá là năm chứng kiến nhiều biến động nhiều lĩnh vực nền kinh tế bởi COVID-19 và bất động sản cũng không nằm ngoài guồng quay bất định này. Thế nhưng, điểm khác biệt lớn nhất của thị trường địa ốc với nhiều mảng ngành chính là lấy lại đà phục hồi nhanh chóng ngay từ quý III/2020 trở lại đây.

Dẫn số liệu của Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Văn Đính cho biết, trong quý III/2020, Việt Nam đã ghi nhận 36.884 giao dịch địa ốc thành công và lượng tiền nhà được trả trước cũng tăng đáng kể.

Một hiện tượng đáng chú ý là bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, giá nhà đất vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng. Điều này được thể hiện rõ nhất qua thống kê qua 12 tháng/2020, tại hai TP lớn gồm Hà Nội và TP.HCM đều chứng kiến bất động sản tăng giá xuyên mùa dịch.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, thị trường bất động sản vẫn đang gặp khó khăn trong 5 năm qua và COVID-19 chỉ là yếu tố khiến khó khăn trầm trọng hơn. Thế nhưng, bối cảnh hiện nay là dịp để ngành nhìn nhận và tìm một hướng đi bền vững.

Tại TP HCM, tỷ lệ nhà ở cao cấp trên thị trường chiếm trên 50%, nhưng nhà ở giá thấp, giá phải chăng chỉ chiếm rất ít, theo ông đây là con số cho thấy sự phát triển chưa bền vững. Bất động sản cao cấp có thể giúp doanh nghiệp xây dựng nhanh thương hiệu và uy tín nhưng không phục vụ nhu cầu của số đông người dân.

Năm 2021 có điểm đặc biệt là luật đầu tư, luật xây dựng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. 2021 cũng đồng thời là năm kiểm soát hiệu quả COVID-19, vaccine nghiên cứu thành công, nền kinh tế Việt Nam đang là điểm sáng, năm tới Bộ Xây dựng sẽ sửa đổi Luật nhà ở, từ đó ban hành nghị định, xây dựng lại chung cư cũ, sửa đổi quy định để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường bất động sản phân khúc nhà vừa túi tiền, trung cấp, giá cả hợp lý.

BĐS năm 2021 có xảy ra khủng hoảng hay "bong bóng"?

Nhận định về thị trường bất động sản năm 2021, các chuyên gia kinh tế đánh giá, khó có nguy cơ xảy ra khủng hoảng, ảo hay "bong bóng". Hơn nữa, bất động sản du lịch không chỉ hướng biển nữa mà lan tỏa cả vùng rừng núi và giá bất động sản dự báo sẽ tăng ở mức trên 10% so với năm 2020. 

GS Đặng Hùng Võ cho rằng không phải đến năm nay, thị trường bất động sản mới chững lại, thực tế thị trường bất động sản đã bị tác động tiêu cực do pháp lý trước khi COVID-19 tới.

Theo ông Võ, sự sụt giảm rất mạnh của nguồn cung đã dẫn tới giá bất động sản tăng cao trong năm 2020. Dù đây là quy luật của kinh tế thị trường nhưng ông Võ lo ngại rằng nếu tình trạng cung thấp hơn cầu kéo dài trong 2 - 3 năm tới thì nguy cơ đầu cơ "bong bóng" rất cao.

Giá nhà đất tăng xuyên mùa dịch, có xảy ra khủng hoảng hay bong bóng? - Ảnh 2.

Chuyên gia lo ngại rằng nếu tình trạng cung thấp hơn cầu kéo dài trong 2 - 3 năm tới thì nguy cơ đầu cơ "bong bóng" rất cao.
"Dấu hiệu là hiện nay có nhiều nhà cung cấp bất động sản đang có hàng nhưng vẫn muốn giữ lại để 2-3 năm tới mới bung ra", ông Võ cho hay.

Phân tích ở góc độ chính sách, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng có hai khoảng trống lớn tác động tới sự ra đời của các dự án. Một là việc phê duyệt dự án trên khu đất có nhiều loại đất đang có sự vênh giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở. Cụ thể, Luật Nhà ở yêu cầu đất xây dự án nhà ở phải là đất ở trong khi Luật Đất đai lại cho phép các loại đất khác.

Khoảng trống thứ hai là các loại hình bất động sản mới như: Condotel, Shophouse, Officetel hiện vẫn chưa được cấp sổ hồng. Công văn 703 của Bộ Tài nguyên & Môi trường gần đây đã hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư với thời hạn 50-70 năm, nhưng ông Võ cho rằng việc không có sổ hồng làm các nhà đầu tư thứ cấp, cá nhân kém “mặn mà”, rời bỏ phân khúc này.

Mặc dù, hiện tại phân khúc này vẫn phát triển nhờ động lực từ các nhà đầu tư lớn nhưng theo ông Võ, các nhà đầu tư cá nhân mới là yếu tố quan trọng. "Đây là thiếu sót rất lớn. Ngay cả các địa phương cũng muốn hoàn thiện khung pháp lý để thu hút đầu tư", ông Võ nêu.

Theo Hiểu Minh

Tiền phong