Diễn biến giá bất động sản nhà ở hiện nay như thế nào?

Nếu thị trường thứ cấp ghi nhận giảm nhẹ do NĐT cắt lãi thì giá sơ cấp nhà đất không giảm, thậm chí một số dự án mới vẫn nhịp độ tăng giá so với thời điểm trước Tết nguyên đán.

Xem thêm >>> Dự án Saigon Village

Lý do mà hầu hết các chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra là nguồn cung khan hiếm, nhu cầu của thị trường vẫn rất lớn, việc giảm giá sơ cấp là rất khó. Chưa kể, việc giảm giá là không thể vì còn ảnh hưởng đến các NĐT đã mua trước đó với CĐT. Cho nên, hầu hết các đợt bán mới hay dự án mới CĐT vẫn tăng giá, dù mức độ tăng nhẹ hơn so với giai đoạn thị trường tốt.

Theo báo cáo quý 1/2020 của CBRE về thị trường Tp.HCM, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lượng giao dịch giảm nhưng giá bán sơ cấp vẫn có xu hướng tăng trên thị trường.

Cụ thể, đối với phân khúc căn hộ trung cấp hiện dao động từ 33-45 triệu/m2, căn hộ cao cấp là từ 53-80 triệu/m2. Giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp ở mức hơn 45 triệu/m2, tăng 2% so với quý trước và 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có một số dự án thuộc phân khúc căn hộ trung cấp có mức giá sơ cấp mới cao hơn mặt bằng khu vực từ 15-30%.

Ở loại hình BĐS liền thổ, giá bán sơ cấp trong quý 1/2020 cũng tăng từ 4-9% sau mỗi quý. 

“Với việc khan hiếm nguồn cung và nhu cầu tìm mua vẫn tốt, không ít chủ đầu tư phân khúc trung cấp có dự án mở bán trong quý đã quyết định tăng giá. Các dự án cao cấp và hạng sang có mức giá ổn định không thay đổi so với quý trước nhưng vẫn cao hơn thời điểm cùng kỳ năm trước lần lượt là 6% và 8%. Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát trong quý 2 tới đây,  giá bán trung bình toàn thị trường có thể tăng 5-7% so với cùng kỳ năm trước”, báo cáo đơn vị này chỉ ra.

Diễn biến giá bất động sản nhà ở hiện nay như thế nào? - Ảnh 1.

Theo đại diện CEO một sàn giao dịch BĐS tại Tp.HCM, ảnh hưởng bởi dịch giá thứ cấp đã có dấu hiệu giảm nhẹ từ 5-10%, với những NĐT cần ra hàng gấp có thể sắp tới sẽ có đợt giảm giá thứ cấp. Riêng giá sơ cấp khó giảm được vì là hàng của CĐT, vẫn giữ giá hoặc nhích nhẹ. Tuy nhiên, để kích cầu thị trường thì CĐT sẽ có động thái mới về chính sách tốt hơn với khách hàng để ra được hàng.

Cũng theo các chuyên gia, trong các quý tới, giá sơ cấp khó giảm do diễn biến thị trường vẫn ở ngưỡng ổn định, nhu cầu ở một số phân khúc vẫn tăng cao. Hơn nữa, nguồn cung thị trường khan hiếm, những sản phẩm vị trí tốt, giá hợp lý mức độ quan tâm từ thị trường vẫn khá lớn. Vì thế, nhiều CĐT có dự án mới ra thị trường ở thời điểm này không lấy việc giảm giá để bán hàng.

Thậm chí, theo tìm hiểu, có một số dự án mới giá ghi nhận tăng tăng khoảng 10% so với giá thị trường thời điểm trước Tết nguyên đán. Tỉ lệ đặt giữ chỗ ở một số dự án có mức giá vừa túi tiền cũng khá ổn định từ 60-80% (tùy dự án) trong bối cảnh thị trường đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Như vậy để thấy, BĐS vẫn là kênh đầu tư được quan tâm, nên với bối cảnh cung khan hiếm thì việc giảm giá không phải là chính sách CĐT đưa ra ở thời điểm này, có chăng sẽ tăng câu chuyện chiết khấu, ưu đãi hơn so với thời điểm trước để thu hút khách hàng, ra hàng nhanh.

Ghi nhận tại một số sàn BĐS trên địa bàn Tp.HCM cho thấy, hiện tại vẫn chưa có CĐT nào đưa ra chính sách giảm giá sản phẩm sơ cấp. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh có thể kéo dài thì CĐT có thể phải tính đến phương án xem xét giá. Tuy nhiên, mức độ giảm giá sẽ không rõ nét bởi nhu cầu thị trường còn lớn.

Mới đây, một số CĐT sau thời điểm giãn cách xã hội đã đẩy mạnh công tác truyền thông dự án mới ra thị trường. Đại diện một CĐT chuẩn bị bung 2.000 sản phẩm ra thị trường cho biết, giá bán sản phẩm sẽ không giảm mà bám vào giá thị trường ở thời điểm hiện tại để bán ra. BĐS thực tế vẫn là phân khúc được ưa chuộng so với các kênh đầu tư khác, cho nên trong thời gian tới, khi dịch được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu mua bán sẽ quay trở lại thị trường. Những NĐT cá nhân có kinh nghiệm có tiền sẽ mua vào và chờ đợi thời cơ tốt để ra hàng.

Hạ Vy

Theo ICTVietNam