Vì sao khách mua vẫn còn lưỡng lự xuống tiền với bất động sản?

Theo các môi giới, sau thời điểm dịch được kiểm soát, khách đi xem BĐS đã tốt hơn so với thời điểm trước Tết. Thế nhưng, đa số họ còn lưỡng lự xuống tiền bởi tâm lý còn e dè dịch bệnh.

Xem thêm >>> bán đất Long Thới Nhà Bè

Theo đại diện phòng kinh doanh của một doanh nghiệp BĐS Tp.HCM, nhìn chung thị trường BĐS ở thời điểm hiện tại còn chậm mà phần lớn là do tâm lý của người mua chưa thực sự "cởi mở" sau dịch. Họ vẫn còn e dè dịch bùng phát trở lại nên giữ tiền để nghe ngóng thị trường. Phần nữa là đến từ nguồn cung mới chưa nhiều, cho nên khách mua ở lẫn NĐT cũng ít sự lựa chọn.

Tuy nhiên, theo nữ môi giới này, những dự án nào mà pháp lý ổn thỏa bung hàng ở giai đoạn này vẫn nhận được sự quan tâm lớn từ phía khách hàng. Với NĐT họ chọn thời điểm CĐT cho giữ chỗ ban đầu để chọn căn phù hợp. Còn với người mua ở thì xem xét kỹ hơn ở góc độ giá cũng như lịch thanh toán.

Cũng theo một môi giới đang bán BĐS tại khu vực tỉnh lân cận Tp.HCM, hiện có nhiều khách đi xem đất nền, căn hộ nhưng giao dịch chỉ nhích nhẹ chứ chưa nhiều. NĐT vẫn chờ đợi các thông tin về hạ tầng giao thông rõ ràng hơn.

Vì sao khách mua vẫn còn lưỡng lự xuống tiền với bất động sản? - Ảnh 1.

Lượng khách quay trở lại thị trường tìm hiểu BĐS đã tăng lên

Tuy nhiên, so với thời điểm dịch bùng phát tín hiệu khách hàng chịu đi xem dự án là một tín hiệu lạc quan của thị trường ở hiện tại. Lúc trước, theo một môi giới mời 30 khách đi xem đất dường như không có một khách nào chịu đi, hoặc tương tác khá hời hợt. 

Hiện tại, lượng khách nhờ gửi thông tin, tư vấn đã tốt lên. Họ bắt đầu tìm kiếm các dự án phù hợp với nhu cầu tài chính. Trong số đó, nhiều NĐT vẫn còn băn khoăn về lợi nhuận cũng như những rủi ro liên quan đến việc dịch có thể bùng phát trở lại. Vì thế những đối tượng NĐT này có tâm lý cẩn trọng hơn khi vào thị trường.

Tuy nhiên, theo các môi giới, đa số người bị ảnh hưởng bởi tâm lý dịch bệnh là chính hoặc nghe ngóng xem thị trường có down giá không để mua được giá hời. Tuy nhiên, sự chờ đợi này không mấy khả quan ở thời điểm này.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, không có chuyện CĐT giảm giá BĐS trên thị trường sơ cấp, chỉ một số sản phẩm thứ cấp NĐT cá nhân vì kẹt dòng tiền mới bán dưới giá kì vọng, hoạt động này không đại diện cho cả thị trường BĐS.

Bên cạnh một số nguyên nhân liên quan đến dịch bệnh, thì theo các chuyên gia, NĐT hiện nay có tâm lý là an toàn, thận trọng khi mà biên độ lợi nhuận bị ảnh hưởng do thị trường biến động kéo dài 2 năm nay. Cho nên, ở thời điểm này đa số vào thị trường là các NĐT có kinh nghiệm còn những NĐT mới thì khá e dè. Họ vẫn chờ đợi đến thời điểm mà nguồn cung bung thị trường dồi dào hơn.

Có một điều đáng nói, dù giao dịch thị trường chưa tốt hẳn nhưng một số dự án đã tăng giá bán so với thời điểm trước Tết. Dù tăng giá nhưng khách hàng vẫn khá quan tâm. Theo đại diện một CĐT, mức giá hiện tại của dự án đã tăng lên khoảng 3-4 triệu đồng/m2 so với giá bán trước Tết nhưng lượng khách quan tâm dự án lại khá tốt, vượt kì vọng so với dự báo của công ty.

Theo hầu hết các chuyên gia, đây là thời điểm mà người mua dễ tìm sản phẩm giá tốt, tránh tình trạng bị thổi giá "vô tội vạ". Vì thế, nhắm được sản phẩm nào phù hợp là nên sở hữu, bởi việc tăng giá khi thị trường tốt lên sẽ khó dự báo sẽ diễn ra khi nào. 

Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch Coivid được kiếm soát tốt, cũng không loại trừ khả năng BĐS vin vào cớ khan cung, và ăn theo một số thông tin hạ tầng đang "hót" để thổi giá cao so với mặt bằng chung của thị trường. Vì thế, điều quan trọng nhất ở thời điểm này với người mua là nên tìm hiểu kỹ càng thông tin, đối chiếu, so sánh giá và nhận biết được sản phẩm phù hợp với tài chính để "xuống tiền".

Hạ Vy

Theo Trí thức trẻ