Vì sao đại gia địa ốc không tiếc tiền đầu tư vào hạ tầng và tiện ích cho dự án?
Bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm thì câu chuyện “mạnh tay” đầu tư về hạ tầng, tiện ích nội khu luôn mang lại giá trị bền vững cho các dự án trong dài hạn.
Xem thêm >>> Dự án T&T Thái Sơn
Đây cũng chính là cách làm của một số doanh nghiệp địa ốc nhằm thu hút người mua về với dự án của mình, tăng tính thanh khoản lúc thị trường còn khó khăn.
"Mạnh tay" đầu tư vào tiện ích để tăng giá trị BĐS
Dù không phải là cách đi quá mới mẻ trên thị trường nhưng đây rõ ràng là cách làm mà trong lúc thị trường BĐS khó khăn mới thấy được giá trị của nó. Trong chiến lược phát triển của một số doanh nghiệp địa ốc, ngay từ đầu, việc phát triển BĐS theo chiều sâu đã được chú trọng. Theo đó, dù thị trường BĐS có nhiều biến động, sản phẩm của các doanh nghiệp này vẫn được người mua đón nhận.
Một số doanh nghiệp BĐS đã chọn cách đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào tiện ích nội khu, cảnh quan, công viên… của dự án để tạo tính thanh khoản cũng như gầy dựng thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường vốn nhiều cạnh tranh. Những dự án của các tập đoàn lớn luôn tiên phong trong chiến lược này như Vinhomes Grand Park Quận 9 của Vingroup, Aqua City của Novaland, hay mới đây Cát Tường Group cũng vừa khánh thành công viên ánh sáng kỳ quan cổ đại The Miracle với quy mô 7ha ở dự án Cát Tường Western Pearl 2 (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang).
Một dự án khác cũng đã chi hàng trăm tỉ đồng để đầu tư vào tiện ích, công trình hạ tầng công cộng là Vạn Phúc City quy mô gần 200ha do Đại Phúc Group làm chủ đầu tư. Chẳng hạn, doanh nghiệp này đầu tư 300 tỉ đồng để hoàn thiện hạ ngầm lưới điện cao thế; cùng các tiện ích như bệnh viện, công viên ven kênh song, trường học, phố đi bộ… với vốn đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng.
Lý do được nhiều chủ đầu tư lý giải việc không tiếc tiền để đầu tư vào tiện ích cho dự án là nhằm gia tăng giá trị cho BĐS, thu hút người mua làm tăng tính thanh khoản cho sản phẩm.
Một số doanh nghiệp chi tiền tỉ để đầu tư các hạng mục tiện ích, nhằm tạo tính thanh khoản cho dự án trước bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn
Theo đại diện Tập đoàn này từng chia sẻ, đối với các dự án BĐS hiện nay câu chuyện hạ tầng chỉ là 1 vế, câu chuyện về tiện ích sống, đáp ứng được nhu cầu ở thực của người dân mới là quan trọng.
Làm sản phẩm BĐS cái đích cuối cùng là thu hút được người dân về ở. Đây là bài toán cân đối giữa việc đầu tư và nhu cầu sở hữu. Dự án có phát triển bền vững hay không, có đáp ứng được nhu cầu ở thực hay không là phải kéo được dân về ở. Mà muốn kéo được dân thì chủ đầu tư phải đầu tư chiều sâu về hạ tầng, tiện ích một cách bài bản.
Tương tự, trên thị trường BĐS phía Nam, một số ông lớn như Phú Mỹ Hưng, Novaland, Khang Điền…cũng là một trong số các doanh nghiệp có trong tay một số dự án quy mô, được đầu tư bài bản từ tiện ích sống đến chất lượng công trình. Nhìn khách quan, thương hiệu của các doanh nghiệp này cũng đi lên từ câu chuyện đầu tư vào tiện ích dự án ở các dự án quy mô trải dài khu vực Tp.HCM và các tỉnh lân cận.
Tạo tính thanh khoản cho dự án
Có lẽ việc đầu tư rất nhiều chi phí vào hạ tầng, tiện ích dự án không còn là câu chuyện của một ông lớn BĐS nào, mà đó là xu thế đang dần hình thành trên thị trường bởi các CĐT có tầm nhìn dài hạn. Những CĐT có quy mô vừa đang tự tạo thế mạnh cạnh tranh với các ông lớn BĐS lâu đời bằng chính yếu tố tiện ích ở các dự án KĐT với chiến lược phát triển "dài hơi".
Theo hầu hết các doanh nghiệp, cách làm dự án bài bản, có chiều sâu cũng chính là cách tạo ra tính thanh khoản cho dự án. Việc biến động theo thị trường chung sẽ ít đi khi dự án được người mua chấp nhận. Rõ ràng môi trường sống rất quan trọng đối với người mua nhà hiện nay. Môi trường này đến từ việc CĐT có chịu đầu tư cho dự án hay không.
Đặc biệt, không thể cải tạo một môi trường sống tốt lọt thỏm trong vài hecta mà phải làm đồng bộ ở một dự án lớn, quy mô từ vài chục đến hàng trăm héc-ta thì tính thanh khoản mới tốt. Khi đã làm tốt từ bên trong thì không lo thị trường, bên ngoài thị trường có thế nào thì nội lực dự án đó đã đủ mang lại giá trị cho khách hàng.
Có lẽ việc đầu tư rất nhiều chi phí vào hạ tầng, tiện ích dự án không còn là câu chuyện của một ông lớn BĐS nào, mà đó là xu thế đang dần hình thành trên thị trường bởi các CĐT có tầm nhìn dài hạn
Ngoài ra, thương hiệu cũng là một trong các yếu tố quyết định đến thanh khoản thị trường BĐS. Theo các chuyên gia, thanh khoản của dự án được quyết định bởi 30% thương hiệu của chủ đầu tư đó. Thương hiệu này thể hiện bằng tài chính, năng lực triển khai, tạo giá trị gia tăng cho khách hàng. Trong đó, yếu tố thương hiệu cần sự trải nghiệm trong quá khứ xem có vướng mắc pháp lý hay năng lực triển khai dự án của doanh nghiệp đó đến đâu.
Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn và cạnh tranh như hiện nay thì cách làm khác biệt, đúng hướng mới tạo chỗ đứng vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường. Theo các doanh nghiệp, tiện ích không phải chỉ là yếu tố đáp ứng nhu cầu đủ của cư dân mà nằm ở vấn đề khác biệt, đồng bộ, lâu dài mà bản thân các tiện ích đó phải nói lên được tên tuổi của CĐT, tạo ra tính thanh khoản không chỉ ở một dự án mà nhiều dự án khác.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ