Sổ đỏ là gì?
Thuật ngữ “Sổ đỏ” xuất hiện đã từ rất lâu, ngay từ khi người viết bài này còn đang là một cậu nhóc thì đã nghe rất nhiều đến từ “Sổ đỏ” mỗi lần người lớn nói chuyện về chuyện mua bán đất.
Thuật ngữ Sổ đỏ được dùng rất nhiều trong các giao dịch mua bán đất, nhà ở. Nó là tên gọi quen thuộc của người dân dùng để nói về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay nhà ở và được người dân giữ gìn, bảo quản cực kỳ cẩn thận do tính chất quan trọng của nó trong giao dịch mua bán đất, nhà ở. Vậy sổ đỏ là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ hay một số nơi còn gọi là bìa đỏ, là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Pháp luật Việt Nam từ trước đến nay, trong bất cứ văn bản chính thức nào đều không có quy định hoặc định nghĩa về Sổ đỏ hay bìa đỏ.
Quay ngược trở lại, từ khi có những quy định đầu tiên đến trước khi Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT được ban hành, thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu đỏ và có chữ màu vàng. Như vậy cách gọi sổ đỏ là cách gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian trước ngày 10/12/2009. Và sau đó, khi Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ban hành ngày ngày 21/10/2009 và có hiệu lực ngày 10/12/2009 thì khái niệm về sổ hồng ra đời.
Tuy nhiên, với những sổ đỏ đã cấp trước đây, Nhà nước vẫn công nhận để tiếp tục được sử dụng chứ không nhất thiết phải đổi sang mẫu mới.
Theo quy định của Nhà nước, Sổ đỏ chỉ được cấp cho các khu vực ngoài đô thị. Loại đất được cấp sổ đỏ cũng khá đa dạng như đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất để nuôi trồng thủy sản, đất làm muối… Tuy nhiên trong hầu hết mọi trường hợp, đất có sổ đỏ thì không được phép xây dựng nhà ở, trừ khi đảm bảo được điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo pháp luật hiện hành.
Nói một cách khác, Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mục đích sử dụng và không được phép xây dựng nhà ở trừ khi đủ điều kiện để chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo pháp luật.
Như vậy các bạn đã nắm được Sổ đỏ là gì rồi phải không? Tiếp theo chúng ta cùng điểm qua các quyết định của nhà nước về việc cấp sổ đỏ qua các thời kỳ nhé.
Các quyết định về sổ đỏ qua các thời kỳ
- Đầu tiên là Quyết định số 201/QĐ/ĐKTK của Tổng cục Quản lý ruộng đất : Quyết định về việc ban hành Quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyết định này được ban hành vào ngày 14/07/1989 để hướng dẫn thực hiện Luật đất đai năm 1986. Khi đó Sổ đỏ được gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Khi Luật đất đai 1993 ra đời ngày 15/10/1993 nhằm thay thế cho Luật đất đai 1986. Tuy nhiên Quyết định 201-QĐ/ĐKTK vẫn có hiệu lực về mẫu sổ đỏ.
- Năm 2003, Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai 2003 đã đưa ra những quy định mới về mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó vẫn giữ nguyên tên gọi Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nội dung và hình thức đã có sự thay đổi.
- Ngày 21/07/2006, Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT về mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyết định này thay thế cho Quyết định 201-QĐ/ĐKTK, theo đó quy định Giấy chứng nhận quyết định do Bộ Tài nguyên & Môi trường thống nhất ban hành theo mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất. Hình thức và nội dung cũng có sự thay đổi.
- Ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành Thông tư 17/2009/TT-BTNMT thay thế Quyết định 08, theo đó thống nhất tên gọi sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Ngày 05/7/2014, hướng dẫn Luật Đất đai 2013 về giấy chứng nhận, Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thay thế Thông tư 17 và có hiệu lực áp dụng trên toàn quốc đến tận thời điểm này.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết này các bạn đã biết Sổ đỏ là gì rồi phải không? Ngoài ra các bạn còn nắm thêm được lịch sử của cái tên Sổ đỏ qua các thời kỳ Việt Nam từ trước đến nay nữa.
Rất cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Thông tin liên hệ:
Điện thoại: 0921666609
Email: info@diaocnhabe.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/diaocnhabe
Website: https://diaocnhabe.vn