Giải bài toán quỹ đất sạch để phát triển khu đô thị vệ tinh
Chia sẻ tại Hội thảo mới đây, các chuyên gia cho rằng, NĐT thường gặp vấn đề khó nhất là về mặt bằng, giải phóng mặt bằng rất nan giải, vấn đề thỏa thuận giá đất giữa nhà đầu tư và người dân là rất khó khăn.
Xem thêm >>> dự án 28ha Nhà Bè
Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, các địa phương cần tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư trước khi triển khai dự án đầu tư. Việc tạo quỹ đất sạch, chủ trương nhất quán của bộ là xây dựng các trung tâm phát triển quỹ đất địa phương và yêu cầu các địa phương ưu tiên hàng đầu trong phát triển BĐS.
Theo vị này, một trong những giải pháp để có quỹ đất sạch là việc chỉnh trang đô thị phải thực hiện phương pháp dồn điền đổi thửa. Ví dụ, có thể cho phép người dân có 1.000m2 đất trong ngõ và nhận lại 100m2 đất mặt đường, theo đó có 900m2 dư ra, tạo quỹ đất phát triển giao thông, là mấu chốt giúp khu đô thị nơi kém phát triển thành những khu đô thị lớn.
Vị chuyên gia này cho rằng, nếu các nhà chung cư, các khu đô thị tại Tp.HCM không được giải quyết theo cách thức như vậy thì quy hoạch mãi mãi không giải quyết được các yêu cầu là đô thị phải có mảng xanh, phải đảm bảo kết nối giao thông, hạ tầng đô thị…
Theo ông Thọ, hi vọng trong tương lai, vùng Tp.HCM thực hiện các chính sách thu hồi đất, tạo đất sạch, sau đó nhà đầu tư có thể đầu tư hạ tầng theo suất đầu tư của Bộ Xây dựng, có thể tiến hành đấu giá đất sau khi sản phẩm đất đó đã là đất sạch. Cách thức đó đòi hỏi sự phối hợp của nhà nước, người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt là sự đồng thuận của người dân, ít nhất là 75-80% đồng ý để Nhà nước có thể thu hồi đất, sắp xếp chỉnh trang đô thị theo hướng thông minh, hiện đại.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Nam Long cho rằng, Chính phủ cần phải xem phát triển đô thị vì lợi ích quốc gia, cộng đồng, trên nền tảng đó phải xây dựng chính sách phù hợp để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Việc giải phóng mặt bằng có thể học ở quốc tế, những mô hình ở Canada, Singapore... Ở trong nước có thể thấy mô hình giải phóng mặt bằng thành công đã áp dụng ở New City, Bình Dương; Phú Mỹ Hưng, TP.HCM.
"Trước đây khi phát triển khu đô thị Nam Sài Gòn, thay vì chỉ có Phú Mỹ Hưng 400ha thì TP.HCM đã quy hoạch tạo quỹ đất phát triển luôn 2.400ha, có quỹ đất sạch như vậy thì có thể làm được những điều kỳ diệu. Với điều kiện chúng ta xây dựng được cơ chế, chính sách pháp luật phù hợp, đồng thuận của người dân trong giải phóng mặt bằng, đồng thuận ở đây là khoảng 70-75% để có tính khả thi cao", ông Quang nhấn mạnh.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế