Có nên làm môi giới bất động sản?

Rất nhiều công ty tuyển môi giới bất động sản với mức lương hấp dẫn nhưng vẫn không tuyển được người. Điều này đã đặt ra băn khoăn, liệu có nên làm môi giới bđs hay không?

Nhắc đến nghề môi giới nhà đất, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khoản hoa hồng khủng mà người làm môi giới nhận được khi kết nối mua bán thành công một hay một vài sản phẩm nhà đất. Không ít môi giới nhà đất có thu nhập trên 40 triệu đồng mỗi tháng, thậm chí một vài người còn có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Là nghề "hái ra tiền" và được xem là dễ làm giàu, tuy nhiên xét về bản chất và những thách thức về nghề nghiệp thì nó không thực sự lý tưởng như bề ngoài hào nhoáng.

Rất nhiều công ty môi giới tuyển dụng nhân sự quanh năm, số lượng người thử việc có thể lên đến hàng trăm, các công ty lớn có thể lên đến hàng ngàn. Tuy nhiên, tỷ lệ đào thải lại ở mức hơn 60%. Chỉ khoảng 20 - 35% số lượng người lựa chọn nghề môi giới nhà đất gắn bó với nghề từ 1 năm trở lên. Con số này cho thấy, chọn môi giới nhà đất cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

Có nên làm môi giới bđs - 1

Khó khăn của nghề môi giới bất động sản

Dù là môi giới độc lập hay làm môi giới cho công ty thì khả năng đối mặt với các rủi ro tương đối lớn. Trong đó, môi giới nhà đất tự do sẽ có rủi ro cao hơn, nếu thuận lợi thì lợi nhuận hưởng trọn, trường hợp xảy ra những vấn đề ngoài ý muốn thì phải "đứng mũi chịu sào".

Ngoài việc chấp nhận thu nhập bấp bênh, dưới đây là một số yếu tố anh/chị nên xác định rõ trước khi bắt chọn môi giới nhà đất:

Xem thêm >>> dự án 28ha Nhà Bè

Khó khăn trong tìm kiếm khách hàng:

Không ít nhân viên sale nhà đất, cò đất phải kêu trời vì không có khách. Rất nhiều môi giới bất động sản mới chưa có kinh nghiệm môi giới nhà đất hiệu quả phải chấp nhận cảnh 1 - 3 tháng đầu không có khách hàng, mọi chi phí đổ ra cho việc quảng cáo, tạo dựng mối quan hệ,... đều không có hiệu quả.

Ở thời điểm này, sẽ có hơn 2/3 người làm môi giới bắt đầu nản lòng. Nếu tiếp tục, buộc phải nỗ lực hết mình để tìm kiếm những khách hàng đầu tiên.

Nhiều rào cản trong việc xây dựng mối quan hệ

Với những người có xuất phát điểm tốt, đã từng làm kinh doanh và chuyển sang môi giới nhà đất thì đã có sẵn những mối quan hệ tiềm năng. Đối với một người trẻ, mới ra trường thì việc tạo dựng được mạng lưới quan hệ với những người có tài chính tốt thực sự là thử thách lớn.

Áp lực công việc

Nghề môi giới bất động sản có thể xem là nghề không có ngày nghỉ, cả những ngày cuối tuần và ngoài giờ hành chính bất kỳ bạn cũng phải sẵn sàng làm việc nếu khách hàng rảnh và có thể gặp được họ.

Mặt khác, để làm việc được với khách hàng và chốt được hợp đồng, buộc phải có rất nhiều kỹ năng môi giới nhà đất. Bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm môi giới từ những người thành công, người làm môi giới phải liên tục trau dồi bản thân.

Đối mặt với nhiều rủi ro, tình huống không mong muốn

Hãy chuẩn bị một tinh thần thép để đối mặt với những tình huống như: mọi thỏa thuận đàm phán đã xong xuôi nhưng lại khách hàng lại hủy giao dịch vào phút chót; hoặc khách hàng hẹn bạn nhưng khi đến nơi họ lại không tới... Thậm chí, phải chịu thiệt hại, trách nhiệm nếu có sai sót trong quá trình môi giới.

Những lợi thế từ nghề môi giới bất động sản

Bên cạnh nhược điểm vừa nêu trên, nghề môi giới bất động sản cũng có rất nhiều ưu điểm nổi trội. Có thể nói, đây là yếu tố chính tạo nên sức hút đối với nhiều lao động.

Thu nhập cao từ môi giới nhà đất

Lương của người làm môi giới bất động sản hầu như sẽ không cố định. Nếu làm môi giới cho công ty thì lương sẽ bao gồm: lương cứng + hoa hồng bán sản phẩm. Nếu làm môi giới tự do, sẽ được hưởng toàn bộ phần chênh lệch giá mua bán hoặc hoa hồng theo tỷ lệ thống nhất với khách hàng từ ban đầu.

Việc một môi giới bất động sản có thu nhật 30 - 40 triệu đồng không hiếm. Ở những giai đoạn cao điểm của thị trường, nhiều môi giới cho thể kiếm được hàng trăm triệu thậm chí tiền tỷ mỗi tháng.

Linh động về thời gian làm việc, không gò bó

Môi giới tự do thì hoàn toàn có thể chủ động về thời gian làm việc. Môi giới làm cho công ty cũng không bị gò bó vào khuôn khổ, không hẳn phải ngồi 8 tiếng ở văn phòng, môi giới có thể làm việc ở nhiều nơi khác nhau và sắp xếp khung giờ làm việc hợp lý với khách hàng. Hiệu quả sau cùng mới là yếu tố được quan tâm, thời gian làm việc đối với nghề môi giới bất động sản không quan trọng.

Trau dồi và phát triển tốt kỹ năng mềm

Có thể nói, không có nghề nào tạo được nhiều cơ hội phát triển kỹ năng mềm như nghề môi giới bất động sản. Muốn thành công với nghề này buộc phải rèn luyện bản thân để có đủ khả năng thuyết phục người khác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng vượt qua khủng hoảng, kỹ năng quản lý thời gian,…

Tạo dựng được mối quan hệ tốt

Trong quá trình tìm kiếm khách hàng, vô tình cũng là cơ hội để tiếp xúc với nhiều người đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp bạn mở rộng thêm được các mối quan hệ của mình. Ngoài việc có lượng khách hàng tiềm năng cơ bản, các mối quan hệ này nếu được phát triển tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích về lâu dài.

Những ai nên làm môi giới bất động sản

Sau khi thấy rõ những cơ hội và thử thách mà nghề môi giới nhà đất mang lại. Yếu tố sau cùng để xác định có nên làm môi giới nhà đất hay không sẽ phụ thuộc tính cách và khả năng của bản thân.

Về tính cách

Người làm môi giới bất động sản phải có sản 03 yếu tố: Kiên trì, nhẫn nại - không tự ái - hiểu và yêu nghề.

Điều kiện về năng lực

Trước khi bước vào nghề môi giới nhà đất, anh/chị cần phải trang bị đủ các điều kiện cơ bản như: kiến thức và kỹ năng về bất động sản - kỹ năng mềm - chứng chỉ hành nghề môi giới nhà đất.

Bất động sản mở ra cơ hội làm giàu cho rất nhiều người, trong đó có những người làm môi giới. Có nên làm môi giới nhà đất hay không, hy vọng từ những nội dung vừa nêu trên, anh/chị đã có được câu trả lời xác đáng nhất cho mình.

Nguồn : Sưu Tầm